10 lưu ý an toàn cháy nổ trong sử dụng bếp gas
Bạn đã đọc nhiều thông tin về hỏa hoạn liên quan đến đun nấu bằng gas, bạn cũng đọc được các thông báo chú ý an toàn trên mỗi bình gas, mỗi thiết bị sử dụng gas. Nhưng dường như Bếp gas là thiết bị nhà bếp quen thuộc, được các gia đình sử dụng hằng ngày nên đa số người dùng thường chủ quan và sử dụng bếp theo cảm tính thay vì đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết những cách phòng tránh cháy nổ do gas trước khi có sự cố không mong muốn sảy ra.
Một vụ cháy nổ do bếp gas
Khí gas nặng hơn không khí, do vậy khi bị rò rỉ, nó sẽ chìm xuống dưới sàn, tạo hỗn hợp không khí ngay mặt sàn và đó là nơi nguy hiểm nhất cho cháy nổ. Khi đó, chỉ cần gặp tia lửa hay nguồn nhiệt thì chắc chắn sẽ xảy ra cháy nổ mãnh liệt. Trong trường hợp khi gas chưa đủ để xảy cháy thì vẫn nguy hiểm cho con người. Vì gas xì ra sẽ chiếm chỗ của oxy, quanh khu vực bị ô nhiễm gas không đủ oxy phục vụ hô hấp sẽ dẫn đến ngạt hoặc nặng hơn là nhiễm độc khí gas.
10 lưu ý khi sử dụng bếp gas
1: Sử dụng bếp gas, bình gas và phụ kiện chính hãng
Bạn nên trang bị cho gia đình mình bếp gas, bình gas và các phụ kiện gas từ những thương hiệu có uy tín để tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng dẫn đến chát nổ. Sản phẩm chính hãng phải có gắn nhãn mác đầy đủ, xuất xứ rõ ràng, có niêm phong tem chính hãng (tem bảo hành) sắc nét, không nhòe, không bị nhăn rách. Tuyệt đối không sử dụng bếp gas và bình gas quá cũ, đã bị rỉ sét do ăn mòn kim loại, van khóa rơ lỏng.
2: Lắp đặt bếp đúng cách theo tiêu chuẩn
Khi bắt đầu lắp đặt và sử dụng bếp gas người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau. Tốt nhất hãy để những nhân viên có kinh nghiệm lắp đặt bếp lâu năm lắp đặt để đảm bảo an toàn.
Cắt đá đúng kích thước tiêu chuẩn của bếp để bề mặt bếp chịu lực tốt nhất
Vị trí đặt bếp phải thoáng khí nhưng cần tránh gió lùa trực tiếp (gió tự nhiên hoặc từ thiết bị khác như quạt máy) đảm bảo lượng ô xi cung cấp cho bếp tránh đỏ lửa, tắt lửa....
Không nên đặt bếp gas trên bàn nhựa, bàn gỗ là các chất liệu dễ bắt lửa, nên sử dụng bàn đá, bệ xi măng khi lắp đặt.
Bếp ga lắp cách trần tối thiểu 1m, cách tường hoặc vật chắn khác ít nhất 10 cm, xa các vật liệu dễ bắt lửa hay cháy nổ. Không nên để các chất dễ cháy quanh khu vực bếp như cồn, dẻ lau, nilon...
Bình ga cần đặt thẳng đứng và thấp hơn bếp ga, đặt trong tủ bếp có thể lưu thông khí (phòng trường hợp khí ga rò rỉ có thể phát hiện ngay). Bình ga cũng cần để xa bếp và các nguồn điện tối thiểu 1.5 m.
Dây dẫn đảm bảo còn mới nguyên, không bị nứt gãy hay gấp khúc khi lắp đặt. Kiểm tra dây dẫn thường xuyên và thay dây 2 năm 1 lần theo tiêu chuẩn.
Khi lắp bình ga với bếp, kiểm tra bật bếp thử để kiểm tra ngọn lửa, tắt bếp đúng quy trình để kiểm tra xem van có kín không.
3: Không sử dụng bếp gas gần ổ điện, khu vực dễ bắt lửa
Các thiết bị điện như ổ cắm điện, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện không nên để gần bếp ga vì chúng có thể bị biến dạng do ảnh hưởng nhiệt bởi quá trình đun nấu từ bếp ga. Chưa kể trường hợp khí ga rò rỉ dễ gây cháy nổ nếu vô tình cho các thiết bị này hoạt động.
Ngoài ra, bàn bếp ngay khu vực đun nấu không nên đặt để các vật hoặc chất liệu dễ cháy như giấy, khăn vải, sáp, cồn... tránh chúng bị hấp thụ nhiệt hay bắt lửa gây nguy hiểm.
4: Bật-tắt bếp đúng cách
Nghe có vẻ không quan trọng,nên nhiều người thường chủ quan không khóa bình gas sau khi nấu. Như vậy sẽ rất nguy hiểm trường hợp quên tắt bếp, dây dẫn vô tình bị nứt gãy hay bị chuột cắn dây... gây rò rỉ khí ga, sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không có ai ở nhà.
Tạo thói quen an toàn khi sử dụng bếp gas: sau khi nấu xong, khóa van bình ga, đợi cho lửa trên bếp tắt hẳn, sau đó tắt bếp. Nếu vậy, chỉ cần bình ga bạn sử dụng đủ tốt là đã đảm bảo an toàn cho gia đình khỏi nguy cơ rò rỉ ga gây cháy nổ.
5: Khóa van bình gas trước rồi mới khóa van bếp
Khi muốn dùng bếp, bạn hãy mở van bình gas trước, sau đó mở van ở bếp để sử dụng. Khi tắt bếp, hãy khóa van bình gas trước, chờ cho ngọn lửa ở bếp tắt hẳn sau đó mới khóa van bếp. Nếu sau khi khóa van đầu bình gas mà ngọn lửa ở bếp vẫn cháy hoài không tắt chứng tỏ van đầu bình gas không kín thì không tắt bếp, để nguyên hiện trường và gọi điện cho cửa hàng/đại lý gas yêu cầu đổi bình gas khác.
Đây là lỗi rất nhiều người mắc phải, mọi người thường tắt bếp rồi mới khóa van gas, như vậy rất nguy hiểm. Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí luôn tràn trong dây dẫn, một thời gian dài hoặc qua một đêm dây dẫn bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn nghiêm trọng.
6: Ở gần bếp suốt quá trình đun nấu
Thực phẩm trào khi sôi gây tắt bếp hay bốc lửa lớn, gió có thể vô tình thổi tắt bếp, hoặc thổi 1 vật dễ bắt lửa vào bếp đang cháy. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn nấu nếu không được sử lý nhanh tróng rất có thể gây nên hỏa họa, hậu quả khôn lường.
Nên sử dụng các bếp gas có tự động ngắt gas an toàn để đảm bảo nếu có lỡ không ở gần mà tắt bếp gas sẽ vẫn đóng đảm bảo an toàn sử dụng.
Tốt nhất hãy luôn túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu vì sự an toàn của bạn và gia đình.
7: Không nên để trẻ em sử dụng bếp ga
Bé thường tò mò, táy máy, không ý thức được hết những nguy hiểm có thể phát sinh... nên sẽ khá nguy hiểm nếu để trẻ em tự ý sử dụng bếp ga trong gia đình.
Nếu trẻ nhỏ nhà bạn chưa đủ nhận thức để sử dụng bếp ga an toàn, hãy cảnh báo và xem chừng chúng. Còn nếu thấy bé đã đủ khả năng sử dụng an toàn bạn cũng nên thăm chừng và chỉ dẫn thêm để phòng tránh các tình huống nguy hại có thể xảy ra, vì phòng vẫn luôn hơn chữa.
8: Vệ sinh bếp thường xuyên
Vệ sinh bếp ga là cách đảm bảo độ bền đẹp của bếp, hạn chế cho bếp khỏi bị hoen gỉ, hư hại nhất là quanh phần bụng bếp và hệ thống đánh lửa, đầu đốt. Vệ sinh mặt bếp sạch để đảm bảo độ bền cao nhất cho bếp khi sử dụng.
9: Kiểm tra an toàn bếp định kỳ
Để chắc chắn toàn bộ bếp ga ở trong tình trạng an toàn nhất cho sử dụng:
6 tháng - 1 năm/1 lần kiểm tra bếp, bình ga, dây dẫn ga và cả van khóa.
2 - 3 năm thay mới ống dẫn ga, và 5 năm thay mới van điều áp.
Trường hợp bếp ga xuất hiện gỉ sét nhưng vẫn hoạt động tốt, nên thường xuyên lưu ý vị trí gỉ sét nhất là khi nó gần bộ phận đánh lửa, đầu đốt của bếp vì sẽ dễ gây rò rỉ ga và bắt lửa sang vị trí hoen gỉ đó.
10: Thay mới khi bếp và phụ kiện đã cũ
Thông thường, nguyên nhân các vụ nổ khí gas thường là do gas bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn... Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận "nhạy cảm" dễ bị rò rỉ, nên tốt nhất 5 năm sử dụng, người dân nên thay mới để đảm bảo an toàn. Nếu bếp gas của đã quá cũ và rỉ sét nhiều, hãy thay bếp mới để công việc nấu nướng thuận tiện hơn và an toàn hơn cho căn nhà của bạn.