Cách thoát hiểm khi xe ô tô bị khóa

Theo Viện Nhi hàn lâm Mỹ (AAP), cơ thể trẻ em tăng nhiệt độ nhanh gấp 3-5 lần so với người lớn. Bởi vậy, trong một chiếc xe đóng kín cửa và tắt máy, nhiệt độ cơ thể của trẻ em có thể tăng nhanh lên 40 độ C hoặc cao hơn, vượt quá khả năng điều tiết của hệ nội tiết, gây ra tổn thương về não, dẫn đến tử vong.

Do đó, việc trang bị cho trẻ những kĩ năng an toàn khi đi xe ô tô cũng như kỹ năng thoát hiểm nếu không may rơi vào trường hợp bị bỏ quên một mình trên xe ô tô đã tắt máy và đóng kín cửa là điều không thể bỏ qua.

Cách thoát hiểm khi xe ô tô bị khóa

1. Giữ bình tĩnh

Khi bị bỏ quên trên xe, trẻ rất dễ rơi vào tâm lý hoảng loạn, gào thét, khóc lóc khiến cơ thể nhanh chóng mệt mỏi, kiệt sức, từ đó bỏ qua những cơ hội tăng khả năng thoát ra. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm trong tình huống này là giữ bình tĩnh, tìm cách tự thoát ra hoặc báo hiệu cho người xung quanh về tình trạng của mình.

2. Mở cửa xe ở vị trí của ghế lái

Xe ô tô khi không cắm chìa khóa và khi xe đã khóa thì vẫn có thể mở được cửa từ bên trong tại vị trí của ghế lái. Hãy hướng dẫn con mở cửa từ vị trí này. Khi mở cửa mà không có chìa khóa, còi báo động (chống trộm) trên xe sẽ kêu lên. Ngoài ra, hãy dạy trẻ thử mở các cửa khác nữa, bởi nếu may mắn có thể một cánh cửa xe chưa được đóng kín. Từ đó trẻ cũng có thể thoát ra ngoài.

3. Liên tục bấm còi vô lăng xe

Cho dù xe có bị khóa hay hoàn toàn tắt máy thì còi vẫn hoạt động bình thường do sử dụng nguồn điện trực tiếp từ Accu. Đây là cách đơn giản nhất mà rất hữu hiệu để gây chú ý với người khác. Vì vậy, phụ huynh hãy dạy trẻ lên vô lăng và bấm vào còi, tiếng còi kêu liên tục sẽ gây sự chú ý của người khác.

4. Bấm đèn Hazard - đèn khẩn cấp

Ngoài còi xe, đèn Hazard là thiết bị được thiết kế nguồn điện riêng có thể hoạt động bất cứ lúc nào. Bố mẹ chỉ cho con nút bật đèn Hazard có hình tam giác và rất dễ thấy trên buồng lái. Bật đèn Hazard kết hợp với bấm còi để gây sự chú ý của mọi người.

5. Phá kính ô tô

Trong trường hợp bất khả kháng, khi không thể tự mở cửa xe hay kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài, trẻ có thể tìm các dụng cụ phá kính ô tô trong xe. Dụng cụ phá kính xe ô tô phổ biến là búa phá kính. Búa thường có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn. Nếu trên xe không có dụng cụ phá kính, hãy dạy trẻ tìm các dụng cụ, đồ vật khác trên xe để tìm cách phá kính và thoát ra.
Bên cạnh đó thì kính xe luôn thiết kế là kính an toàn, nên khi đập vỡ, kính sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, không có mảnh nhọn nên sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

6. Đứng ở phần kính trước vô lăng để vẫy người phía ngoài

Có thể các cửa sổ của xe có màu tối (nâu hoặc đen) để hạn chế ánh nắng chiếu,  nhưng phía kính trước vô lăng luôn là kính trong để tài xế quan sát đường. Do đó, trẻ có thể tới phần kính đó, tìm cách báo cho người bên ngoài biết mình đang ở trong xe bằng cách vẫy tay, hoặc cầm các đồ vật rồi vẫy để thu hút người phía ngoài.

7. Liên lạc với mọi người ở bên ngoài

Với trẻ đã đến tuổi đến trường (khoảng từ 6 tuổi trở lên), trang bị cho trẻ một chiếc đồng hồ định vị hay với trẻ lớn hơn là một chiếc điện thoại để liên lạc trong trường hợp cấp bách. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ số điện thoại và cách gọi điện cho bố mẹ, giáo viên hoặc cảnh sát (113), cứu thương (114) khi có sự cố bị nhốt trong xe ô tô một mình.

Một vài lưu ý với cha mẹ và người đưa đón trẻ trên ô tô

  • Dạy trẻ rằng ô tô không phải là nơi an toàn để chơi.
  • Luôn luôn kiểm tra ghế sau và đảm bảo tất cả trẻ em ra khỏi xe trước khi khóa xe.
  • Khi đỗ xe, hãy đảm bảo đóng cửa để ngăn trẻ tò mò mở cửa chui vào khi không có ai xung quanh.
  • Hãy chắc chắn rằng trẻ em không dễ dàng tiếp cận với chìa khóa xe ô tô của bạn.
  • Yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ đưa đón, trường học của trẻ gọi nếu con bạn trễ hơn 10 phút.
  • Đặt điện thoại di động, túi xách hoặc ví của bạn ở ghế sau, để bạn kiểm tra luôn ghế sau khi bạn đến đích.
  • Nếu ai đó đang lái xe đưa đón con bạn, hãy luôn kiểm tra để chắc chắn rằng bé đã đến nơi an toàn.
  • Cung cấp cho con điện thoại hoặc thiết bị định vị.
Có thể bạn quan tâm:
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

22-12-2023
212 lượt xem
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

19-12-2023
202 lượt xem
Thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho gia đình và nhà ở kết hợp hộ kinh doanh, cơ quan PCCC đã ra mắt mô hình tổ liên gia an toàn PCCC.
Tìm hiểu thêm
Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

19-12-2023
335 lượt xem
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có hàng nghìn tòa chung cư cũ xuống cấp không đảm bảo PCCC, vì vậy, cần giải pháp mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống tại đây.
Tìm hiểu thêm
Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

19-12-2023
76 lượt xem
Vụ cháy tàu cá đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đã khiến 11 tàu công suất lớn bị thiêu rụi, để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Tìm hiểu thêm
Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

28-11-2023
104 lượt xem
Bật xuống nhiệt độ thấp nhất. thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệt độ thấp, thậm chí để điều hòa chạy 24/24. họ không biết rằng,  thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống