Đưa chung cư mini vào khuôn khổ

Với ưu điểm vượt trội về giá cả, chung cư mini dù còn nhiều bất cập trong chất lượng công trình và cả an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) vẫn trở thành lựa chọn cho người có thu nhập thấp.

Đưa chung cư mini vào khuôn khổ

Nhưng cũng không thể để mặc cho bất cập ấy mãi tồn tại, nhất là sau một số vụ việc gây thiệt hại về người và tài sản xảy ra thời gian qua. Làm thế nào để đưa chung cư mini vào khuôn khổ, đáp ứng nhu cầu thiết thực của xã hội, không còn "của rẻ là của ôi"; đáp án có lẽ đến từ sự đồng bộ nhiều giải pháp, gồm cả "xây" và "chống".

Với "xây", cần tạo hành lang pháp lý cho chung cư mini, tránh tư duy "không quản được thì cấm". Hiện nay, hầu hết chung cư mini được cấp phép xây dựng là nhà ở riêng lẻ, vì thế yêu cầu về xây dựng cũng như PCCC chỉ dừng ở mức tương ứng, trong khi mỗi chung cư mini là cả một cộng đồng dân cư sinh sống.

Thực tế này đòi hỏi phải có sự thay đổi theo hướng yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Cơ quan quản lý cần nghiên cứu, đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể đối với chung cư mini. Ví dụ lối thoát hiểm bố trí như thế nào, độ rộng mặt đường nơi xây dựng chung cư mini phải đạt bao nhiêu mét, khoảng cách tối thiểu xe chữa cháy có thể tiếp cận, trước khi xây dựng phải lập dự án ra sao, trong và sau khi xây dựng thì kiểm tra, giám sát theo quy trình nào…

Việc xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ cho chung cư mini sẽ mang lại nhiều lợi ích. Với người dân muốn đầu tư xây dựng, họ có cơ sở để thực hiện đúng, đủ. Với quản lý nhà nước, cơ quan chức năng có căn cứ để đối chiếu, kiểm tra, xử lý nếu xảy ra vi phạm. Với người mua hoặc thuê nhà, họ được thụ hưởng sản phẩm đạt chất lượng, an toàn.

Với "chống", phải ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng vi phạm trật tự xây dựng cũng như an toàn PCCC. Trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội khiến 56 người tử vong vừa qua, cơ quan chức năng xác định ông Nghiêm Quang Minh, chủ sở hữu, đã xây vượt 3 tầng so với giấy phép xây dựng; người này còn có 7 công trình tương tự trên địa bàn thủ đô, hầu hết đều có dấu hiệu vi phạm.

Truy cứu trách nhiệm chủ sở hữu, chủ đầu tư trực tiếp gây ra vi phạm là điều không cần bàn cãi; nhưng để vi phạm ấy không lây lan, không thành thông lệ, những cá nhân có trách nhiệm trong quản lý, giám sát tại cơ sở phải bị xử lý thật nghiêm minh, làm bài học cho nơi khác. 
 

Có thể bạn quan tâm:
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

22-12-2023
182 lượt xem
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

19-12-2023
167 lượt xem
Thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho gia đình và nhà ở kết hợp hộ kinh doanh, cơ quan PCCC đã ra mắt mô hình tổ liên gia an toàn PCCC.
Tìm hiểu thêm
Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

19-12-2023
205 lượt xem
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có hàng nghìn tòa chung cư cũ xuống cấp không đảm bảo PCCC, vì vậy, cần giải pháp mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống tại đây.
Tìm hiểu thêm
Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

19-12-2023
64 lượt xem
Vụ cháy tàu cá đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đã khiến 11 tàu công suất lớn bị thiêu rụi, để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Tìm hiểu thêm
Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

28-11-2023
91 lượt xem
Bật xuống nhiệt độ thấp nhất. thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệt độ thấp, thậm chí để điều hòa chạy 24/24. họ không biết rằng,  thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống