Nguy hiểm từ sự độc hại do khói đám cháy gây ra

Hầu hết những người chết trong đám cháy là do hít khói chứ không phải bị bỏng. Có rất nhiều khí độc được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ... trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong.

Thành phần của đám khói hỏa hoạn phụ thuộc vào bản chất của vật liệu cháy cũng như điều kiện của quá trình cháy. Trong đó những đám cháy ngoài trời có lượng oxy cung cấp đầy đủ, thành phần của khói chủ yếu là khí CO2, SO2, tro, nước, oxit nito.

Còn trong những đám cháy trong nhà và phòng kín, vì hàm lượng oxy cung cấp không đủ nên đám cháy không hoàn toàn sản sinh ra các loại khí độc như hydro cyanua (HCN), cacbon monoxit (CO), NH3. Những loại khí độc này có thể khiến nạn nhân bị ngạt thở khi hít phải, còn nếu hít quá nhiều sẽ bị ngộ độc và tử vong. Ngoài ra trong 1 số đám cháy khác, chúng còn sản sinh ra khí HCN, photgen cực độc hại với cơ thể con người.

 

đám khói hỏa hoạn

Hình ảnh khói sinh ra trong 1 vụ hỏa hoạn

 

Theo các chuyên gia, CO là 1 khí độc không màu, không mùi, không vị. Đây chính là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn những hợp chất hữu cơ do thiếu nguồn oxy cung cấp.

Ở thời gian đầu, khí CO không gây khó chịu nên chúng ta rất khó phát hiện. Khi bị ngộ độc CO ở mức độ nhẹ, các nạn nhân sẽ gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt; khi tiếp xúc với lượng CO lớn hơn có thể bị ảnh hưởng dây thần kinh trung ương lẫn tim mạch, từ đó có nguy cơ mất đi tính mạng.

Khi đi vào cơ thể người, khí CO kết hợp cùng hemoglobin trong máu tạo thành chất cacboxy hemoglobin (HbCO). Đây là loại chất có thể ngăn chặn quá trình giải phóng oxy trong tế bào, từ đó làm giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu, khiến cơ thể thiếu oxy cần thiết. Đặc biệt hơn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ dừng ở việc gây ảnh hưởng đến tính mạng của các nạn nhân trong đám cháy mà còn phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến những người xung quanh hiện trường.

Nếu người hít phải khí CO với nồng độ nhẹ là 0.0035% thì họ sẽ có biểu hiện chóng mặt, đau đầu từ 6 – 8h tiếp xúc liên tục.

Với nồng độ 0,01% khí CO thì biểu hiện này sẽ đến nhanh hơn chỉ trong 2 – 3h tiếp xúc liên tục. Ở mức cao hơn là 0,08% thì nạn nhân có thể gặp các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, co giật trong vòng 45 phút tiếp xúc, bị vô cảm sau 2 giờ.

Với nồng độ CO là 0,32%, nạn nhân có thể bị tử vong chỉ từ 30 phút tiếp xúc. Mức độ nặng hơn là 1,28% CO, nạn nhân bất tỉnh trong 2 – 3 hơi thở, tử vong chỉ sau 3 phút.

Khí Cacbonic (CO2): Là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, con người hít phải sẽ bị ngạt. Khi nồng độ CO2 từ 3% bắt đầu gây khó thở, từ 8% đến 10% có thể gây mất cảm giác và chết người. Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi. Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2…) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Các sản phẩm cháy có chứa clo và hợp chất của clo (như HCl) rất độc với phổi.

Các sản phẩm cháy có chứa lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2...) gây độc đối với niêm mạc, miệng và đường tiêu hóa.

Trong đám cháy cũng sinh ra nhiều các hạt như PM0.1, PM0.5, PM1, PM2.5 có thể thẩm thấu vào phế nang, ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phế nang. 

Khí sinh ra từ đám cháy ở đô thị chứa nhiều kim loại và chất độc hại. Công trình càng cũ càng có nhiều chất độc hại, chẳng hạn sơn nhà cửa của nhiều năm về trước có hàm lượng chì cao hơn các loại sơn chất lượng cao hiện nay.

Nhiệt cũng là mối đe dọa hệ đến hô hấp. Không khí đạt đến độ nóng nhất định đủ khả năng giết người chỉ bằng một hơi thở.

Sơ cứu người nhiễm độc khí độc tuwd đám cháy

  • Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu.
  • Nếu nạn nhân thở yếu, ngừng thở: Thổi ngạt ngay bằng cách hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.
  • Nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn.
  • Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115.
  • Để chống hít khói độc, lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.
  • Muốn thoát ra khỏi hỏa hoạn, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.
Có thể bạn quan tâm:
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

22-12-2023
213 lượt xem
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

19-12-2023
202 lượt xem
Thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho gia đình và nhà ở kết hợp hộ kinh doanh, cơ quan PCCC đã ra mắt mô hình tổ liên gia an toàn PCCC.
Tìm hiểu thêm
Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

19-12-2023
335 lượt xem
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có hàng nghìn tòa chung cư cũ xuống cấp không đảm bảo PCCC, vì vậy, cần giải pháp mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống tại đây.
Tìm hiểu thêm
Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

19-12-2023
76 lượt xem
Vụ cháy tàu cá đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đã khiến 11 tàu công suất lớn bị thiêu rụi, để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Tìm hiểu thêm
Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

28-11-2023
104 lượt xem
Bật xuống nhiệt độ thấp nhất. thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệt độ thấp, thậm chí để điều hòa chạy 24/24. họ không biết rằng,  thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống