Nhận biết các dấu hiệu khi có đám cháy gần bạn

Hỏa hoạn thường gây ra các thiệt hại nghiêm trọng khi nó không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Để tránh thiệt hại về người và tài sản, chúng ta cần có 1 số kỹ năng để nhận biết khi hỏa hoạn xảy ra.

Nhận biết các dấu hiệu khi có đám cháy gần bạn

Dùng thị giác - Thấy ảnh lửa hay khói bốc lên

Đã có lửa thì sẽ có khói. Nếu khi vực cháy ở trước cửa lối ra vào của bạn khiến bạn bị kẹt không thể ra ngoài thì việc đầu tiên hãy lấy khăn hoặc quần áo nhúng vào nước rồi bịt chặt các khe, khoảng trống ở xung quanh cửa để không cho khói vào trong phòng trong lúc chờ đợi cứu hộ hoặc tìm 1 lối thoát khác. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mặt ướt bịt mũi và miệng lại rồi di chuyển bằng cách bò sát xuống sàn. Bằng cách này bạn sẽ hạn chế hít phải khói 1 cách ít nhất.

Dùng khứu giác - Mùi của các sản phẩm cháy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ và chúng bắt nguồn từ những sản phẩm cháy khác nhau. Mùi của các sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất cháy tạo nên. Những đồ vật dễ cháy như rèm cửa, quần áo, gỗ khi cháy sẽ có mùi khét. Không phải tự nhiên mà vật nuôi lại có khả năng nhận biết hỏa hoạn trước chúng ta, vì chúng có khứu giác nhạy hơn chúng ta rất nhiều. Hãy để ý đến thú cưng của bạn khi tự dưng chúng lại có hành động bất thường vì rất có thể chúng đang cảnh báo cho bạn gần đó đang có hỏa hoạn xảy ra.

Dùng thính giác -  Tiếng nổ, tiếng chuông báo động

Dấu hiệu đầu tiên khi xảy ra hỏa hoạn trong tòa nhà hoặc khu chung cư là chuông báo động sẽ kêu lên. Nếu khu vực cháy nhỏ có thể tự xử lý được bạn có thể dùng bình cứu hỏa để dập tắt. Nếu đám cháy đã lan rộng thì bạn phải nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực đám cháy càng nhanh càng tốt. Kể cả khi đó khu vực cháy đang ở tòa nhà bên cạnh thì cũng phải nhanh chóng di chuyển vì rất có thể đám cháy sẽ lây lan sang tòa nhà bạn đang ở.

Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng xem chuông báo động còn hoạt động tốt hay không? Chuông báo động là thiết bị bắt buộc phải có và phải hoạt động tốt trong bất kể thời gian nào. Nếu thiếu hoặc khi có cháy mà chuông chống cháy lại không hoạt động thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho khu vực phát sinh và khu vực xung quanh.

Dùng xúc giác - Thấy nóng khi chạm vào cửa hoặc tay nắm cửa

Hãy cố gắng bình tĩnh nhất có thể khi xảy ra hỏa hoạn, khi thấy 3 dấu hiệu trên, thì khoan hãy vội mở cửa vì rất có thể đám cháy đang ở trước cửa nhà bạn khi đó bạn mở cửa ngay sẽ khiến ngọn lửa táp vào người, nặng có thể bỏng toàn thân. Hãy dùng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ của tay nắm cửa, nếu nhiệt độ bình thường thì hãy mở cửa và thoát ra theo lối thang bộ. Còn không thì hãy thoát hiểm theo cách khác.

Các bước xử lý khi phát hiện đám cháy

Khi đám cháy được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng quy trình ngay từ giai đoạn ban đầu sẽ hạn chế tối đa những thiệt hại do chúng gây ra. Ngược lại, nếu phát hiện chậm và xử lý không đúng quy trình thì đám cháy có thể lan rộng, gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản. Chính vì vậy, để có thể giảm thiểu những thiệt hại do đám cháy, chúng ta cần lưu ý thực hiện theo các bước sau:

Các bước xử lý khi phát hiện đám cháy

Bước 1. Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy.

Người phát hiện sự cố cháy có thể hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như: kẻng, loa, phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy,… nhằm thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết và để cùng phối hợp dập tắt đám cháy hoặc cùng thoát nạn an toàn khi thấy đám cháy đã phát triển lớn.

Bước 2. Cắt điện khu vực xảy ra cháy.

Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác; đồng thời đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của những người tham gia chữa cháy.

Bước 3. Sử dụng các phương tiện để dập cháy.

Người phát hiện đám cháy nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn dập cháy…, lấy và thao tác sử dụng để dập tắt đám cháy. Bên cạnh đó, có thể triển khai các phương tiện chữa cháy cố định là các họng nước chữa cháy vách tường (nếu có) để dập tắt đám cháy.

Nếu xét thấy đám cháy có nguy cơ phát triển lớn, với các phương tiện hiện tại không thể dập tắt được đám cháy thì phải bằng mọi cách thoát ra bên ngoài và nhanh chóng gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo số 114.

Bước 4. Gọi điện thoại báo cháy cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số 114.

Nhanh chóng gọi điện đến số 114 nhằm báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết đang có đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, cần chú ý như sau:

Cách bấm số: Người gọi có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng + 114) hoặc bấm trực tiếp 114.

Nội dung: Thông báo cụ thể, rõ ràng địa chỉ nơi xảy ra cháy, loại công trình đang xảy ra cháy (nhà cao tầng, nhà chung cư…) và sơ bộ về quy mô của đám cháy. Đặc biệt, phải cung cấp thông tin có người bị nạn trong đám cháy hay không.

Có thể bạn quan tâm:
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

22-12-2023
213 lượt xem
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

19-12-2023
202 lượt xem
Thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho gia đình và nhà ở kết hợp hộ kinh doanh, cơ quan PCCC đã ra mắt mô hình tổ liên gia an toàn PCCC.
Tìm hiểu thêm
Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

19-12-2023
335 lượt xem
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có hàng nghìn tòa chung cư cũ xuống cấp không đảm bảo PCCC, vì vậy, cần giải pháp mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống tại đây.
Tìm hiểu thêm
Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

19-12-2023
76 lượt xem
Vụ cháy tàu cá đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đã khiến 11 tàu công suất lớn bị thiêu rụi, để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Tìm hiểu thêm
Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

28-11-2023
104 lượt xem
Bật xuống nhiệt độ thấp nhất. thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệt độ thấp, thậm chí để điều hòa chạy 24/24. họ không biết rằng,  thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống