Tự cứu mình khi bị mắc kẹt trong đám cháy nhà cao tầng

Hiện nay tại các chung cư cao tầng, nhiều trường hợp người sinh sống tại đó bị mắc kẹt khi xảy ra cháy hoặc do trẻ nhỏ ham chơi mà bị mắc kẹt ngoài ban công, lô gia dẫn đến bị thương tích hoặc tử vong.

Những tai nạn đó phần lớn đều do thiếu kỹ năng xử lý, vậy khi bị mắc kẹt ở các tòa nhà cao tầng thì cần những kỹ năng xử lý gì để có thể di chuyển đến nơi an toàn?

Tự cứu mình khi bị mắc kẹt trong đám cháy nhà cao tầng

Trả lời

Theo Bộ Công an, khi lâm vào các tình huống người bị nạn mắc kẹt ở các vị trí trên cao ở các công trình và họ không thể tự di chuyển xuống nơi an toàn mà cần phải có sự hỗ trợ của lực lượng cứu nạn, cứu hộ thì người bị nạn và lực lượng tiến hành cứu nạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Khi bị mắc kẹt ở các ban công, lô gia hoặc trên mái của các công trình cao tầng để tránh đám cháy: Trong trường hợp này mọi người phải bình tĩnh và bằng mọi cách gọi điện theo số 114 và thông báo vị trí đang mắc kẹt cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Khi đến họ sẽ dùng các phương tiện chuyên dụng để cứu.

- Tùy vào từng tình huống cụ thể mà lực lượng cứu nạn, cứu hộ sẽ có phương pháp cứu phù hợp như: triển khai xe thang hoặc có thể tiếp cận trực tiếp và sử dụng dây để đưa người bị nạn xuống nơi an toàn

- Tình huống người bị nạn mắc kẹt tại các vị trí (cửa sổ, ban công…) và đang bị các yếu tố nguy hiểm trực tiếp tác động (khói, lửa…): Khi đó, có thể sử dụng các vật dụng sẵn có xung quanh (mền chăn, ga giường, vòi chữa cháy,…) kết thành dây để tụt xuống các vị trí bên dưới và sau đó thoát ra nơi an toàn. Tuy nhiên, khi buộc dây phải chọn các cấu kiện chắc chắn, các mối buộc phải chặt, tránh bị tuột, bung, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc chấn thương.

- Trường hợp người bị nạn mắc kẹt trên mái nhà hoặc tại các vị trí cheo leo nguy cơ có thể bị rơi xuống bất kỳ lúc nào: Khi đó, người bị nạn phải giữ bình tĩnh, ổn định vị trí, không gào khóc, không di chuyển. Mọi người xung quanh cần động viên, trấn an tinh thần người bị nạn (đặc biệt đối với trẻ nhỏ) và chờ lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến sử dụng các biện pháp đặc chủng để cứu.

Có thể bạn quan tâm:
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

22-12-2023
213 lượt xem
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

19-12-2023
202 lượt xem
Thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho gia đình và nhà ở kết hợp hộ kinh doanh, cơ quan PCCC đã ra mắt mô hình tổ liên gia an toàn PCCC.
Tìm hiểu thêm
Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

19-12-2023
335 lượt xem
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có hàng nghìn tòa chung cư cũ xuống cấp không đảm bảo PCCC, vì vậy, cần giải pháp mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống tại đây.
Tìm hiểu thêm
Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

19-12-2023
76 lượt xem
Vụ cháy tàu cá đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đã khiến 11 tàu công suất lớn bị thiêu rụi, để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Tìm hiểu thêm
Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

28-11-2023
104 lượt xem
Bật xuống nhiệt độ thấp nhất. thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệt độ thấp, thậm chí để điều hòa chạy 24/24. họ không biết rằng,  thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống