Bình bột chữa cháy ABC là gì? Cấu tạo và phân loại

Trên thị trường bình chữa cháy hiện nay có nhiều loại, việc lựa chọn bình chữa cháy tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu sử dụng của từng mục tiêu cụ thể. Mỗi loại bình cứu hỏa lại có ký hiệu và tên gọi khác nhau cùng với cách sử dụng khác nhau, bài viết dưới đây cung cấp các kiến thức về dạng bình chữa cháy A B C

 

1 mẫu bình chữa cháy dạng bột ABC

1 mẫu bình chữa cháy dạng bột ABC

 

Bình chữa cháy dạng bột là gì?

Là một dạng của bình chữa cháy, hay nói cách khác là bình chữa cháy dạng bột, tức là chất chữa cháy trong bình là ở dạng bột. Còn bình bọt chữa cháy thì chất chữa cháy trong bình là dạng bọt, bình khí chữa cháy thì chất chữa cháy trong bình là dạng khí. 
Khi gặp nhiệt độ cao từ đám cháy , bột chữa cháy sẽ tan chảy, và làm ức chế phản ứng cháy, giúp dập tắt đám cháy.

Bình chữa cháy ABC là gì?

Việc phân loại các loại bình chữa cháy thường theo nguyên liệu tạo nên đám cháy. Bình có ký hiệu a, b, c ghi trên thân bình có thể dập được các đám cháy tương ứng gồm:

  • Đám cháy loại A: Đám cháy vật liệu rắn, chất hữu cơ, phản ứng cháy xảy ra bởi các chất liệu như gỗ, giấy, vải,… tạo ra than hồng.
  • Đám cháy loại B: Đám cháy xảy ra bởi chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng, có thể kể đến như xăng, dầu, chất lỏng hóa học dễ cháy,…
  • Đám cháy loại C: Đám cháy bởi chất khí như khí gas, metan,…
  • Đám cháy loại D, M:  Đám cháy xảy ra bởi những kim loại dễ cháy
  • Đám cháy loại K: Đám cháy xảy ra bởi dầu và chất béo ( đám cháy bếp)

Đặc điểm cấu tạo bình chữa cháy ABC

Thân bình: Thường làm bằng thép đúc, hình trụ đứng, được sơn màu đỏ(màu truyền thống của thiết bị PCCC khẩn cấp), trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

Khí đẩy trong bình: Thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen...đều trơ không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50kw. Chỉ sử dụng được 1 lần.

Cụm van: Được gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi đã sử dụng.

Van khoá: Lắp trên miệng bình có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì.

Đồng hồ áp lực khí đẩy: Có thể có(bình MFZ – Trung Quốc) hoặc không có(bình MF – Trung Quốc).

Loa phun: Bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình, ống xifong ngoài có thể cứng hay mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình.

Nguyên lý chữa cháy của bình bột ABC: Là có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy, cách ly chất cháy với Oxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy không đủ Oxy để duy trì sự cháy và bị dập tắt.

Phân loại bình bột chữa cháy ABC

Như trên chúng ta có thể hiểu một cách cụ thể là bột chữa cháy ABC là loại hóa chất dùng để dập các đám cháy theo như định nghĩa các lớp cháy AB và C.

  • Bột chữa cháy ABC với thành phần chủ yếu là (NH4)3PO4.
  • Bột chữa cháy BC thành phần chủ yếu là NaHCO3
  • Bột chữa cháy kim loại(Kí hiệu M) 

Bột chữa cháy ABC 

Thành phần cơ bản là amoniphotphat (NH4)3PO4, hạn chế của bột này là không chữa cháy các đám cháy có than, cháy than hay sản phẩm cháy tạo thành than. Không chữa cháy đám cháy Na, K. Ngoài ra bột ABC chữa cháy được hầu hết các đám cháy, hay còn gọi là bột chữa cháy tổng hợp.

Bột chữa cháy BC

 

Bình chữa cháy loại BC

Bình chữa cháy loại BC

 

Được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, giá rẻ và chữa cháy tốt. Thành phần chính là natrihydrocacbonat NaHCO3 chiếm khoảng 95 - 96%, 1-3% là magie stearat có tác dụng chống hút ẩm.

Bột chữa cháy kim loại

 

Bình chữa cháy kim loại

Bình chữa cháy kim loại 

 

chữa các đám cháy loại D, thành phần bột M khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Thành phần chính có thể là muối Bari, muối Na2CO3 NaCl

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy ABC

Đối với loại xách tay

  • Xách bình tới gần địa điểm xảy ra cháy.
  • Giữ bình ở khoảng cách an toàn với đám cháy và trong phạm vi chữa cháy của bình, thường là từ 4 – 1,5m tùy loại bình.
  • Lắc xóc lên xuống bình vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ), khoảng 3-4 lần.
  • Giật chốt an toàn trên miệng bình.
  • Hướng vòi phun(bình bột thường dùng vòi phun, thay vì loa phun như bình chữa cháy CO2 vào gốc đám cháy. Nếu chữa cháy ngoài trời thì nên chọn đứng ở đầu hướng gió, nếu chữa cháy trong phòng thì nên đứng ở gần lối thoát hiểm).
  • Bóp van để bột chữa cháy trong bình phun vào gốc đám cháy.

Đối với loại xe đẩy

  • Đẩy xe đến gần chỗ có hỏa hoạn, giữ xe ở khoảng cách an toàn với đám cháy, thường là từ 10-5m tùy loại bình.
  • Kéo vòi rulo dẫn bột ra, di chuyển lại gần đám cháy(nhớ rằng luôn giữ khoảng cách an toàn), hướng lăng phun bột vào gốc đám cháy.
  • Với đám cháy ngoài trời thì cũng nên đứng đầu hướng gió, với đám cháy trong phòng kín thì nên đứng ở gần lối thoát an toàn.
  • Giật chốt an toàn, mở van chính trên miệng bình(van chính trên miệng bình thường đóng).
  • Cầm chặt lăng phun(vòi rulo)và bóp cò vào đám cháy, bột sẽ được phun ra.

Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy ABC

Vì đây là bình chữa cháy dạng bột khô nên khi sử dụng phải chú ý vị trí đứng và căn hướng gió. Loại bột này có trọng lượng rất mịn và nhẹ nên khi phun ra ngoài không khí có thể bị gió thổi ngược lại bay vào người.

Trên mỗi bình đều có đồng hồ chỉ lượng bột còn lại. Nếu kim đồng hồ chỉ ở mức xanh là lý tưởng. Mức đỏ chỉ lượng bột đang ít dần. Mức vàng là mức báo động do quá trình bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, lượng bột quá giới hạn

Hướng dẫn bảo quản bình chữa cháy ABC

  • Bảo quản bình ở nơi dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện cho việc chữa cháy.
  • Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng hay nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao, nhiệt độ môi trường cao nhất không vượt quá 50-55 độ C.
  • Nếu để bình bột ABC ngoài nhà phải có mái che phía trên bình.
  • Bình bột khô ABC đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.
  • Khi bảo quản nhất thiết không để bình chữa cháy bột khô ABC gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển cần tránh va đập mạnh.

 

Trên đây là một vài kiến thức cần thiết về bình bột chữa cháy ABC. Khi có nhu cầu mua sản phẩm bình chữa cháy bất kỳ hãy liên hệ ngay công ty PCCC Hải Minh Group để được tư vấn miễn phí giúp bạn chọn được loại bình chữa cháy phù hợp nhất với cơ sở của bạn.

Có thể bạn quan tâm:
Ưu và nhược điểm của các loại bình chữa cháy

Ưu và nhược điểm của các loại bình chữa cháy

25-10-2023
249 lượt xem
Mỗi loại bình chữa cháy đều có các quy định khi sử dụng trong từng trường hợp hỏa hoạn, có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn với bài viết dưới đây. [...]
Tìm hiểu thêm
Kiến thức về bình chữa cháy dạng bọt FOAM

Kiến thức về bình chữa cháy dạng bọt FOAM

25-10-2023
179 lượt xem
Bình chữa cháy dạng bọt foam là một trong những loại thiết bị PCCC được nhiều người ưu tiên sử dụng. Đây là loại bình phù hợp cho các đám cháy nhỏ. [...]
Tìm hiểu thêm
Các kiến thức về bình chữa cháy dạng bột

Các kiến thức về bình chữa cháy dạng bột

25-10-2023
153 lượt xem
Bình chữa cháy dạng bột là dạng bình chữa cháy thông thường thứ 2 sau bình chữa cháy dạng khí CO2. Nó được sử dụng rộng rãi cả trong dân dụng và công nghiệp [...]
Tìm hiểu thêm
Kiến thức về dạng bình chữa cháy CO2

Kiến thức về dạng bình chữa cháy CO2

25-10-2023
165 lượt xem
Bình chữa cháy CO2 là loại bình được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì đơn giản, dễ sử dụng. Nhưng không phải lửa nào cũng dùng bình chữa cháy CO2 để dạp tắt được cả. Đôi khi nếu... [...]
Tìm hiểu thêm
Phân biệt các loại bình chữa cháy thông dụng

Phân biệt các loại bình chữa cháy thông dụng

25-10-2023
149 lượt xem
Có ngày càng nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bình chữa cháy là 1 thiết bị quan trọng phải có trong hoạt động phòng và chữa cháy. Bài viết dưới... [...]
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống