Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp cho mạch của hệ thống báo cháy

Mỗi loại thiết bị trong hệ thống báo cháy điều phải có các tiêu chuẩn riêng trong sản xuất và lắp đặt. Thi công lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc kịp thời phát hiện đám cháy và nhanh chóng chữa cháy làm giảm thiểu tối đa tổn thất thiệt hại. Nhưng để hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả cần đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật khi lắp đặt các thiết bị báo cháy tránh những sự cố rủi ro sảy ra khi cần thiết

Dưới đây là các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối với đối với hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, dây dẫn nguồn cho các mạch của hệ thống báo cháy

 

Cáp điện dùng cho hệ thống phòng cháy

Cáp điện dùng cho hệ thống phòng cháy

 

Cáp và dây tín hiệu

1: Việc lựa chọn dây dẫn và cáp cho các mạch của hệ thống thiết bị báo cháy phải thỏa mãn tiêu chuẩn, qui phạm lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn hiện hành có liên quan phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này và tài liệu kỹ thuật đối với từng loại thiết bị cụ thể.

2: Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải đặt chìm trong tường, trần nhà …và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây (luồn trong ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác). Trường hợp đặt nổi phải có biện pháp chống chuột cắn hoặc các nguyên nhân cơ học khác kàm hỏng cáp. Các lỗ xuyên trần, tường sau khi thi công xong phải được bịt kín bằng vật liệu không cháy

3: Các mạch tín hiệu của hệ thống báo cháy phải được kiểm tra tự động về tình trạng kỹ thuật theo suốt chiều dài của mạch tín hiệu.

4: Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng. Cho phép sử dụng cáp thông tin lõi đồng của mạng thông tin hỗn hợp nhưng phải tách riêng kênh liên lạc.

5: Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục chính phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm2 (tương đương với lõi đồng có đường kính 1 mm). Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại đó không được nhỏ hơn 0,75 mm2. Diện tích tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0,4 mm2. Cho phép dùng cáp nhiều dây dẫn trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây dẫn không được nhỏ hơn 0,4 mm.

Tổng điện trở của mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn 100 Ôm nhưng không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loai trung tâm báo cháy.

6: Cáp điều khiển thiết bị ngoại vi, dây dẫn tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong hệ thống chữa cháy tự động là dây dẫn chịu nhiệt cao (cáp chống cháy). Cho phép sử dụng cáp điều khiển thiết bị ngoại vi bằng cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 phút.

7: Không cho phép lắp đặt chung các mạch điện của hệ thống báo cháy tự động với mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó, một rãnh kín của cấu kiện xây dựng.

Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa chúng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 15 phút.

8: Trong trường hợp mắc hở song song thì khoảng cách giữa dây dẫn của đường điện chiếu sáng và động lực với cáp của hệ thống báo cháy không được nhỏ hơn 0,5m. Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 0,5m phải có biện pháp chống nhiễu điện từ.

9: Trường hợp trong công trình có nguồn phát nhiễu hoặc đối với hệ thống báo cháy địa chỉ thì bắt buộc phải sử dụng dây dẫn và cáp chống nhiễu. Nếu dây dẫn và cáp không chống nhiễu thì nhất thiết phải luồn trong ống hoặc hộp kim loại có tiếp đất.

Đối với hệ thống báo cháy thông thường khuyến khích sử dụng dây dẫn và cáp chống nhiễu hoặc không chống nhiễu nhưng được luồn trong ống kim loại hoặc hộp kim loại có tiếp đất.

10: Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính phải có dự phòng là 20%.

Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ

1: Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập: Một nguồn 220 V xoay chiều và một nguồn là ác quy dự phòng.

Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ± 10%. Trường hợp giá trị dao động này lớn hơn 10% phải sử dụng ốn áp trước khi cấp cho trung tâm.

2: Dung lượng của ác quy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 12 h cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 h khi có cháy.

3: Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất bảo vệ phải thỏa mãn yêu cầu của quy phạm nối đất thiết bị điện hiện hành.

Có thể bạn quan tâm:
Cấu tạo và phân loại hệ thống báo cháy tự động

Cấu tạo và phân loại hệ thống báo cháy tự động

25-10-2023
205 lượt xem
Hệ thống báo cháy tự động là tập hợp các thiết bị báo cháy có nhiệm vụ phát hiện ra đám cháy hoặc nguy cơ xảy ra đám cháy và thông báo địa điểm xảy ra đám cháy cho người lắp đặt... [...]
Tìm hiểu thêm
Hệ thống báo cháy là gì? Vai trò của hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy là gì? Vai trò của hệ thống báo cháy

25-10-2023
266 lượt xem
Khi sảy ra cháy sẽ gây nên những hậu quả khó lường. Thế nên vai trò của hệ thống báo khói, báo cháy tự động vô cùng quan trọng. Đây là hệ thống đầu não trong hệ thống PCCC của... [...]
Tìm hiểu thêm
Vị tướng lãnh đạo trong hệ thống phòng cháy chữa cháy

Vị tướng lãnh đạo trong hệ thống phòng cháy chữa cháy

25-10-2023
167 lượt xem
Báo cháy là đầu cầu tổng hợp, tiếp thu tín hiệu, phân tích và sau đó là đưa ra hành động cho những thiết bị phòng cháy chữa khác trong hệ thống. Nhằm kích hoạt báo động cho con... [...]
Tìm hiểu thêm
Tư vấn lựa chọn thiết bị báo cháy gia đình

Tư vấn lựa chọn thiết bị báo cháy gia đình

25-10-2023
157 lượt xem
Thiết bị báo cháy là công cụ hỗ trợ đắc lực trong nhiều trường hợp hỏa hoạn. Thiết bị báo cháy gia đình sẽ mức đầu tư thông minh để ngăn chặn mọi sự cố khi có cháy hoặc rò rỉ... [...]
Tìm hiểu thêm
Các kiến thức về chuông báo cháy

Các kiến thức về chuông báo cháy

25-10-2023
278 lượt xem
Chuông báo cháy là một thành phần trong hệ thống thiết bị báo cháy. Chuông báo cháy đóng vai trò quan trọng, có tác động lớn đến nhận thức của con người và tác động trên diện rộng [...]
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống