Những lưu ý giúp bạn an toàn khi lũ đến

Lũ là hiện tượng nước dâng cao ở vùng nguồn, dồn vào dòng sông, suối trong một khoảng thời gian tương đối ngắn . Lũ lụt có thể là kết quả của mưa, các trận bão và các đập hay các hệ thống ngăn, tích nước khác bị tràn.

Những lưu ý giúp bạn an toàn khi lũ đến

Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Ở miền bắc, lũ quét xảy ra vào các tháng 6 đến tháng 10, tập trung ở vùng núi phía bắc. Ở miền trung, lũ quét thường xảy ra vào các tháng 10 đến tháng 12.

Các trận lũ có thể phát triển chậm hoặc nhanh, các trận lũ quét có thể xảy đến mà không có dấu hiệu cảnh báo nào. Lũ lụt có thể gây ngừng trệ các dịch vụ như điện, nước, viễn thông,… gây hư hại các tòa nhà và gây ra các trận lở đất.

Dưới đây là một số khuyến cáo nhằm bảo đảm an toàn trước, trong và sau lũ được tổng hợp từ khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và cơ quan ứng phó các tình huống khẩn cấp của một số nước

Làm thế nào để an toàn khi bạn ở trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ

Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ. Nắm biết được các loại lũ có thể xảy ra trong khu vực của bạn. Nếu lũ quét là một nguy cơ trong khu vực bạn sinh sống, bạn nên theo dõi các dấu hiệu tiềm tàng, chẳng hạn như mưa lớn.

Tuy nhiên, cần lưu ý tại các dòng suối, kênh thoát nước, hẻm núi và các khu vực khác được xác định là có thể ngập lụt bất ngờ. Lũ quét có thể xảy ra ở những khu vực này mà có hoặc không có các cảnh báo thông thường chẳng hạn như đám mây mưa hay mưa lớn.

Học và tìm hiểu các lộ trình (tuyến đường) sơ tán, các kế hoạch trú ẩn và ứng phó với lũ quét. Khi có khả năng xảy ra lũ quét hãy chủ động sơ tán, đừng chờ đến khi có hướng dẫn di chuyển.

Chuẩn bị sẵn các nhu yếu phẩm trong trường hợp bạn phải rời đi ngay lập tức hoặc nếu các dịch vụ bị cắt. Bạn nên dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong bảy ngày. Chuẩn bị thêm pin, ắc-quy và nạp điện cho điện thoại và các thiết bị quan trọng khác.

Giữ những tài liệu quan trọng trong đồ chứa không thấm nước, tạo các bản sao có mật khẩu bảo vệ. Chuyển những tài sản giá trị lên vị trí cao hơn.

Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.

Sống sót trong lũ

Tùy thuộc vào nơi bạn đang ở và ảnh hưởng cũng như thời điểm cảnh báo lũ, hãy tới địa điểm an toàn mà bạn xác định trước đó.

Thường xuyên nghe dự báo về thông tin khẩn cấp hiện thời và các chỉ dẫn. Nếu được yêu cầu sơ tán hãy thực hiện ngay lập tức.

Nếu bị kẹt trong nhà, ngắt hết các nguồn điện sinh hoạt, di chuyển lên điểm cao nhất. Đừng trèo lên tum nhà bị đóng, bạn có thể bị mắc kẹt bởi nước lũ đang dâng lên. Bạn chỉ lên mái nhà nếu cần thiết và khi đã ở đó, hãy phát đi dấu hiệu cần giúp đỡ.

Không đi bộ, bơi hoặc lái xe qua dòng nước đang chảy mạnh. Dòng nước đang chảy mạnh chỉ có độ cao khoảng 15cm là có thể khiến bạn bị ngã khi đi bộ và mực nước này đã có thể chạm gầm hầu hết các loại ô-tô chở khách gây mất kiểm soát và có thể chết máy. 

Nước có độ sâu khoảng 30cm có thể khiến nhiều xe bị trôi nổi. Dòng nước chảy xiết cao khoảng 60cm có thể cuốn hầu hết các loại xe gồm có cả xe đa năng thể thao và xe tải chở hàng.

Nếu bạn phải đi bộ trong nước, hãy đi ở nơi dòng nước không chảy mạnh. Hãy kiếm một cây gậy để kiểm tra mực nước trước khi đi qua. Không được đi qua và lại gần khu vực bị sạt lở.

Đặc biệt, tránh xa các cây cầu bên trên dòng nước chảy mạnh. Nước chảy mạnh có thể cuốn trôi các cây cầu mà không có dấu hiệu cảnh báo nào.

Khi bạn đang ở trên xe ô tô

Khi gặp nơi có lũ, nên quay lại và tìm đường khác để di chuyển. Nếu không có đường tránh, bạn nên tìm nơi để đứng chờ tới khi nước rút.

Nếu xe ô-tô của bạn bị kẹt trong dòng nước chảy mạnh, hãy ở trong xe. Nếu nước dâng lên bên trong xe, hãy tìm cách trèo lên trên mui xe.

Không cố lái xe vào khu vực có biển báo nguy hiểm. Không lái xe đến những đoạn đường dốc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập nước vì dòng nước đang chảy mạnh có thể làm trôi xe hoặc dưới vùng nước có những chỗ trũng, hố sâu gây nguy hiểm đến tính mạng.

An toàn sau lũ

Lắng nghe giới chức về thông tin và các chỉ dẫn, bạn chỉ nên quay trở lại nhà khi giới chức khẳng định nó an toàn.

Tránh lái xe, ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp. Tránh lội trong nước lũ, có thể có rác nguy hiểm và bị ô nhiễm; các đường điện ngầm hoặc bị chìm cũng có thể bị hư hại và gây giật điện.

Rắn và các loại động vật khác có thể trong nhà bạn. Sử dụng găng tay dày và ủng trong khi dọn dẹp.

Cẩn thận nguy cơ bị điện giật. Không chạm vào thiết bị điện nếu các thiết bị này bị ướt hoặc bạn đang đứng trong nước, hãy ngắt nguồn điện trước.

Trong mọi trường hợp khẩn cấp bạn hãy gọi điện thoại số 114 cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH để được giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm:
Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

Bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Nguyên Đán

22-12-2023
217 lượt xem
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường sản xuất để hoàn thành kế hoạch; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao.
Tìm hiểu thêm
Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

Mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy

19-12-2023
207 lượt xem
Thời gian gần đây, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho gia đình và nhà ở kết hợp hộ kinh doanh, cơ quan PCCC đã ra mắt mô hình tổ liên gia an toàn PCCC.
Tìm hiểu thêm
Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

Mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo PCCC cho hộ dân ở chung cư cũ

19-12-2023
340 lượt xem
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có hàng nghìn tòa chung cư cũ xuống cấp không đảm bảo PCCC, vì vậy, cần giải pháp mở lối thoát nạn thứ 2 để đảm bảo an toàn cho các hộ dân sống tại đây.
Tìm hiểu thêm
Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

Bài học phòng cháy, chữa cháy đắt giá từ vụ cháy 11 tàu cá

19-12-2023
78 lượt xem
Vụ cháy tàu cá đặc biệt nghiêm trọng tại Phú Hài (Phan Thiết, Bình Thuận) đã khiến 11 tàu công suất lớn bị thiêu rụi, để lại những bài học kinh nghiệm đắt giá.
Tìm hiểu thêm
Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Cháy nổ máy lạnh. Nguyên nhân và cách phòng tránh

28-11-2023
106 lượt xem
Bật xuống nhiệt độ thấp nhất. thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệt độ thấp, thậm chí để điều hòa chạy 24/24. họ không biết rằng,  thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải
Tìm hiểu thêm
GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn đang trống